CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO THỊ LỰC VÀ CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ ĐO THỊ LỰC
02/11/2022
Tin tức
Quy trình đo khám mắt để đánh giá thị lực được chúng ta hơn khi đi cắt cận – loạn – viễn. Điều chúng ta băn khoăn là không biết, nơi mình đi kiểm tra mắt, việc đo th có chuẩn xác hay không Bài viết dưới đây, Pháp Việt sẽ cho bạn biết các phương pháp đo thị lực và cách đọc kết quả đo thị lực nhé.
1. Thị lực là gì ?
Thị lực là thước đo khả năng nhận biết và phân biệt hình dạng, chi tiết của các vật thể ở một khoảng cách nhất định. Đo thị lực giúp phát hiện sớm những tổn thương về mắt, từ đó có hướng chăm sóc, điều trị phù hợp.
2. Cách phân biệt khám mắt với kiểm tra thị lực
Nhiều người mắc sai lầm khi cho rằng khám mắt cũng như là kiểm tra thị lực, nhưng thực tế hai phương thức này là khác nhau.
Khám mắt là một cuộc kiểm tra mắt toàn diện được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Khám mắt sẽ liên quan đến việc kiểm tra kỹ lưỡng đến các khía cạnh của mặt. Nếu như mắt có vấn đề còn phải điều trị theo liệu trình của bác sĩ, để khắc phục tật của mắt. Thường được đo khám trong bệnh viện.
Kiểm tra thị lực là bài kiểm tra mắt đơn giản gồm các bước ngắn gọn, không cần phải làm các test kiểm tra các thành tố trong mắt. Thường được ứng dụng tại các cửa hàng Kính mắt tư nhân.
3. Các loại bảng đo thị lực
3.1 Bảng đo thị lực Snellen
Ký hiệu để test đánh giá là các chữ cái với nhiều kích thước khác nhau, người khám cần nói tên của chữ cái mà mình nhìn thấy.
Áp dụng cho người đã biết đọc chữ.
3.2 Bảng đo thị lực Landolt
Chỉ gồm 1 ký hiệu thử là một vòng tròn có khe hở hướng về các phía khác nhau (trái, phải, trên, dưới), người khám cần chỉ ra hướng của khe hở.
Áp dụng cho mọi đối tượng.
3.3 Bảng đo thị lực chữ E
Gồm 1 ký hiệu thử là chữ E quay các hướng khác nhau, người khám cần chỉ ra hướng của chữ E.
Áp dụng cho mọi đối tượng, thường dùng cho trẻ em vì đơn giản, có thể cầm một chữ E bằng nhựa và mô phỏng giống hình nhìn thấy trên bảng đo thị lực.
3.4 Bảng đo thị lực hình
Ký hiệu thử là nhiều đồ vật hoặc con vật khác nhau, người khám cần nói tên của vật mình nhìn thấy.
Áp dụng cho mọi đối tượng, thường dùng cho trẻ nhỏ vì đơn giản, không yêu cầu biết chữ.
4. Các phương pháp đo thị lực và đọc kết quả đo thị lực
4.1 Đo thị lực bằng bảng
Đối tượng: áp dụng khởi đầu cho tất cả mọi người đến khám
Cách tiến hành:
Người khám được chỉ định ngồi trong phòng tối, cách 5m so với bảng đo thị lực.
Đo thị lực từng bên mắt, khi đo cần che mắt không đo lại (ví dụ đo thị lực mắt phải thì che kín mắt trái lại).
Yêu cầu người khám đọc từng ký hiệu thử lần lượt từ hàng trên cùng xuống dưới, cho tới khi chỉ đọc đúng được 1 nửa ký hiệu của 1 dòng thì dừng lại.
Ghi kết quả đo thị lực từ 1/10 đến 15/10 hoặc có thể đến 20/10 tương ứng khoảng cách nhìn là 5m.
Chú ý:
Khi người khám không nhìn rõ dòng ký hiệu đầu tiên (to nhất trên bảng đo) thì cho người khám di chuyển đến khoảng cách 2,5m so với bảng đo, nếu nhìn rõ thì ghi thị lực là 1/20.
Nếu vẫn không nhìn rõ thì di chuyển đến vị trí cách 1m so với bảng đo, nếu nhìn rõ thì ghi thị lực là 1/50.
Nếu vẫn không nhìn rõ được dòng to nhất ở khoảng cách 1m thì tiếp tục cho người khám di chuyển lại gần bảng đo hơn nữa. Đến khoảng cách nào nhìn rõ ký hiệu to nhất thì ghi lại thị lực tương ứng bằng 1/X (trong đó X = 5 x 10/ khoảng cách nhìn rõ chữ)
Nếu vẫn không thể nhìn thấy chữ to nhất trên bảng đo thì áp dụng cách đếm ngón tay (bên dưới).
4.2 Đo thị lực bằng cách đếm ngón tay
Đối tượng: áp dụng cho trường hợp không nhìn rõ dòng ký hiệu đầu tiên (to nhất trên bảng đo).
Cách tiến hành:
Giơ bàn tay trước mặt người khám ở khoảng cách 30cm với số ngón tay nhất định, hỏi người khám về số lượng ngón tay.
Nếu người khám trả lời đúng, tiếp tục đưa tay ra khoảng cách xa hơn, đổi số lượng ngón tay và hỏi lại cho tới khi người khám không nhìn rõ nữa thì lấy kết quả là khoảng cách xa nhất mà người khám có thể đếm đúng số ngón tay.
Ghi kết quả đo thị lực tương ứng, ví dụ như sau: MP ĐNT 3M (có nghĩa là mắt phải có thể đếm ngón tay ở khoảng cách tối đa 3m).
4.3 Đo thị lực bằng bóng bàn tay (BBT)
Đối tượng: người khám không thể đếm đúng số ngón tay ở khoảng cách 30cm.
Cách tiến hành:
Vẫy bàn tay ở khoảng cách gần sát người khám và hỏi họ có nhìn thấy bàn tay không, nếu có thì di chuyển dẫn tay ra xa cho đến khi họ không thể nhìn thấy.
Ghi kết quả thị lực dựa trên khoảng cách xa nhất mà người khám nhìn thấy bàn tay vẫy. Ví dụ: MP BBT 20cm có nghĩa mắt phải nhìn thấy bàn tay vẫy ở tối đa 20cm. (ghi chú MP BBT: mắt phải bóng bàn tay)
4.4 Đo thị lực bằng cảm giác sáng tối (ST)
Đối tượng: người khám không thể nhìn thấy bóng bàn tay vẫy ở khoảng cách sát trước mặt.
Cách tiến hành:
Chiếu đèn pin vào mắt người khám, nếu người khám phát hiện được thì ghi ST (+), không nhận biết được thì ghi ST (-).
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT PHÁP - VIỆT UY TÍN CHẤT LƯỢNG
Với phương châm " Lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu của Pháp - Việt Optics " Chúng tôi với đội ngũ Bác Sĩ ưu tú, nhiều kinh nghiệm trong việc khám và chữa các bệnh lý về mắt, cùng với các trang thiết bị hiện đại được cập nhật liên tục vì mục tiêu đem lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất cùng một đôi mắt khỏe đẹp.
THÔNG TIN LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT PHÁP - VIỆT:
CN1 : 65 Võ Oanh, Phường 25, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
SĐT LIÊN HỆ : 0976 85 86 71
Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần (Ngày Lễ, Thứ 7 và Chủ Nhật)
Sáng: Từ 8h00 đến 12h00
Chiều: Từ 13h00 đến 20h00
0.00 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM